Nhiệt miệng, hay còn gọi là loét miệng, là một tình trạng thường gặp gây ra nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng này, bài viết dưới đây sẽ phân tích các nguyên nhân nhiệt miệng, bao gồm yếu tố di truyền, chấn thương, thiếu hụt dinh dưỡng, và các tác nhân gây kích ứng khác.
Đồng thời, Phòng Khám Tai mũi họng Bạch Mai sẽ mách bạn những biện pháp phòng ngừa hiệu quả giúp bạn tránh vấn đề này và những phương pháp điều trị hiệu quả nhằm giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Khám phá ngay!
I.Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân nhiệt miệng
1.Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng, hay còn gọi là loét miệng, là một tình trạng viêm loét xảy ra trong niêm mạc miệng, gây ra các vết loét nhỏ, nông và đau đớn. Những vết loét này thường xuất hiện trên niêm mạc môi, lưỡi, má trong, và đôi khi ở nướu.
Nhiệt miệng không phải là một tình trạng nghiêm trọng, gây nguy hiểm, nhưng nó có thể gây ra nhiều phiền toái, khó chịu trong việc ăn uống, nói chuyện và sinh hoạt hàng ngày.
Đặc điểm của nhiệt miệng
- Kích thước và hình dạng: Các vết loét thường có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm.
- Màu sắc: Vết loét thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, xung quanh có viền đỏ.
- Vị trí: Thường xuất hiện ở niêm mạc má trong, môi trong, lưỡi, và nướu.
Triệu chứng nhiệt miệng
- Đau đớn: Cảm giác đau rát, đặc biệt khi ăn uống hoặc nói chuyện.
- Sưng tấy: Vùng xung quanh vết loét có thể bị sưng nhẹ.
- Khó chịu: Gây ra cảm giác khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.
2.Nguyên nhân nhiệt miệng phổ biến
Nhiệt miệng, hay loét miệng, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra nhiệt miệng phổ biến:
1️⃣Nguyên nhân nhiệt miệng do chấn thương cơ học
- Cắn nhầm vào má, lưỡi hoặc môi trong khi ăn uống hoặc nói chuyện.
- Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng, niềng răng hoặc các thiết bị nha khoa khác có thể gây tổn thương niêm mạc miệng.
Bị tổn thương khi vệ sinh răng miệng có thể xảy ra do đánh răng quá mạnh gây xước và chảy máu, hoặc do sử dụng nước súc miệng hay kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate.
2️⃣Nguyên nhân nhiệt miệng do thiếu dinh dưỡng
- Thiếu vitamin và khoáng chất, vitamin B6, B2, C, B12, sắt, kẽm, hoặc axit folic có thể làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
3️⃣Nguyên nhân nhiệt miệng do căng thẳng và thiếu ngủ
- Căng thẳng, stress và lo lắng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và gây ra nhiệt miệng.
- Mệt mỏi, thiếu ngủ cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.
4️⃣Nguyên nhân nhiệt miệng do thay đổi Hocmon
- Chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ có thể bị nhiệt miệng trong kỳ kinh nguyệt do sự thay đổi hormone.
- Mang thai: Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
5️⃣Do dị ứng và kích ứng
- Thực phẩm: Một số loại thực phẩm như sôcôla, cà phê, dứa, dâu tây, và các thực phẩm cay, chua có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.
- Hóa chất: Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa natri lauryl sulfate (SLS) có thể gây kích ứng.
6️⃣Do nhiễm trùng
- Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể gây ra vết loét trong miệng.
7️⃣Do bệnh lý và rối loạn miễn dịch
- Bệnh Crohn, bệnh celiac, lupus và các bệnh tự miễn khác có thể gây ra nhiệt miệng.
- Hệ miễn dịch suy yếu hoặc phản ứng quá mức có thể dẫn đến việc hình thành vết loét.
8️⃣Do tác dụng phụ của thuốc
- Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc chống co giật, và thuốc hóa trị có thể gây nhiệt miệng.
9️⃣Ngoài ra, mắc một số bệnh lý sau cũng có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng:
- HIV/AIDS: Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
- Rối loạn tự miễn Celiac: bệnh này do hấp thụ gluten gây tổn thương ruột non, tỷ lệ mắc ước tính là 1/100.
- Bệnh viêm ruột: bao gồm viêm loét đại tràng và Crohn.
- Bệnh Behcet: là bệnh tự miễn hiếm gặp gây viêm toàn thân, bao gồm vùng miệng.
Mặc dù những trường hợp này khá hiếm, đa số người bị nhiệt miệng chỉ gặp phải tình trạng nhẹ, tự khỏi sau vài ngày hoặc có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên để đẩy nhanh quá trình lành.
Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, các vết loét miệng có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống và sức khỏe tổng quát. Vì vậy, nếu tự điều trị không hiệu quả, hãy tìm đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
II.Làm gì để phòng ngừa nhiệt miệng?
Trước tiên, duy trì vệ sinh răng miệng và đúng cách là điều rất quan trọng. Hãy chải răng nhẹ nhàng với bàn chải mềm để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng. Ngoài ra, nên chọn kem đánh răng và nước súc miệng không chứa sodium lauryl sulfate (SLS) vì chất này có thể gây kích ứng.
Chế độ ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiệt miệng. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12, sắt, kẽm và axit folic để tránh thiếu hụt dinh dưỡng. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có tính axit cao, cay, chua, socola và cà phê, vì chúng có thể gây kích ứng miệng.
Hãy cẩn thận khi ăn uống, tránh nhai đồ ăn quá cứng hoặc nóng và cẩn thận không cắn nhầm vào má, lưỡi. Khi tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ chấn thương, bạn nên đeo bảo vệ miệng.
Điều chỉnh lối sống cũng giúp ích để tránh các bệnh lý khác có thể gặp phải. Hãy ngủ đủ giấc và duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch.
Thực hiện các biện pháp trên sẽ giúp giảm nguy cơ nhiệt miệng và duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng hoặc tình trạng kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Xem thêm: Phòng khám tai mũi họng Bạch Mai
III.Cách điều trị nhiệt miệng tại nhà, an toàn, hiệu quả
1.Súc miệng với nước muối pha loãng
Pha một ít muối trong nước ấm để tạo dung dịch muối pha loãng.
– Hòa tan một lượng muối khoảng 5g trong 230ml nước ấm.
– Súc miệng bằng dung dịch vừa pha chế trong khoảng thời gian 30 giây.
Sử dụng dung dịch này để rửa miệng nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn hoặc sau khi đánh răng. Muối có tác dụng kháng khuẩn và giúp làm sạch vết loét.
2.Súc miệng bằng giấm táo
Trong giấm táo có chứa acid axetic, có tác dụng diệt khuẩn. Giấm táo có thể được xem như một loại kháng sinh tự nhiên cho các vết nhiệt miệng.
Pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1/1 và sử dụng dung dịch này để súc miệng mỗi ngày. Nhớ chọn loại giấm táo chất lượng cao để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3.Sử dụng mật ong
Áp dụng một lượng nhỏ mật ong trực tiếp lên vết loét miệng để giảm đau và kích ứng. Mật ong có tính chất chống vi khuẩn và giúp kích thích quá trình lành bệnh.
4.Dùng thuốc kháng viêm
Sử dụng thuốc kháng viêm không chứa aspirin, như thuốc nhiệt miệng Oracortia để giảm đau và sưng. Bôi lên vùng nhiệt miệng trước khi đi ngủ, sáng hôm sau bạn sẽ cảm thấy giảm tình trạng nhiệt miệng rõ ràng.
Hy vọng sau bài viết này của Phòng Khám Tai Mũi Họng Bạch Mai giúp bạn biết về nguyên nhân nhiệt miệng, phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng là vấn đề cần thiết. Hãy duy trì chế độ sống lành mạnh và chăm sóc răng miệng đúng cách, sẽ giảm thiểu nguy cơ và phòng ngừa nhiệt miệng một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện, hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Tai Mũi Họng Bạch Mai qua số hotline: 0915121502 để được sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp là cần thiết để giải quyết tình trạng một cách an toàn và nhanh chóng.