Amidan hay còn được biết đến là các hạch bạch huyết nằm ở vùng họng, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi amidan bị viêm có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau họng, khó nuốt và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Việc nắm bắt được các dấu hiệu nhận biết viêm amidan sớm sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị và dự phòng được các biến chứng tiềm ẩn. Hãy cùng khám phá những dấu hiệu quan trọng của viêm amidan thông qua bài viết dưới đây!
I. Các dấu hiệu nhận biết viêm amidan
1. Sưng và đỏ amidan
Quan sát thấy amidan hai bên sưng đỏ là một trong những dấu hiệu nhận biết viêm amidan rõ ràng nhất. Bề mặt amidan có thể phủ một lớp màng màu trắng hoặc vàng, chỉ ra sự nhiễm trùng.
2. Đau họng và khó nuốt
Đau họng là một triệu chứng thường gặp khi amidan bị viêm. Đau có thể tăng lên khi nói, ăn uống hoặc nuốt nước bọt. Cảm giác vướng ở cổ họng và khó khăn trong việc nuốt cũng là những dấu hiệu phổ biến.
3. Hơi thở có mùi hôi
Một số người có thể trải qua hơi thở có mùi hôi do mầm vi khuẩn hoặc chất cặn bám trên amidan.
4. Khàn giọng và ho
Khàn giọng và ho khan là dấu hiệu khác có thể xuất hiện khi amidan bị viêm, đặc biệt là khi viêm ảnh hưởng đến các dây thanh quản.
5. Hạch bạch huyết nổi lên
Sờ hoặc nhìn thấy nổi các hạch ở vùng đầu cổ là một biểu hiện thường gặp khi amidan bị nhiễm trùng.
6. Sốt và mệt mỏi
Cơ thể người bị viêm amidan sẽ phát sốt kèm cảm giác mệt mỏi và chán ăn.
Đối với trẻ nhỏ, các dấu hiệu nhận biết viêm amidan không dễ phát hiện do trẻ chưa thể mô tả cảm nhận của mình. Cha mẹ có thể đánh giá các dấu hiệu tiềm ẩn của viêm amidan ở trẻ nhỏ như: chảy nước dãi, không chịu ăn, quấy khóc vô cớ và sốt cao. Nhận biết sớm các dấu hiệu này và đưa trẻ đi khám bác sĩ, sẽ giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
II. Cách chẩn đoán viêm amidan
Khi người bệnh thấy có các dấu hiệu nhận biết viêm amidan, hãy đến phòng khám tai mũi họng Bạch mai để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh theo các bước sau:
1. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng họng để kiểm tra tình trạng của amidan. Việc này bao gồm quan sát vùng sưng đỏ, mảng màu trắng hoặc vàng trên bề mặt amidan và kiểm tra các nhóm hạch vùng cổ xem có sưng đau hay không.
2. Xét nghiệm cấy dịch họng
Bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm cấy dịch họng để xác định liệu có sự nhiễm trùng bởi liên cầu khuẩn hay không. Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm này cần phải chờ ít nhất 72 giờ.
3. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng là do vi-rút hay vi khuẩn. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị chính xác và hiệu quả.
4. Kiểm tra chức năng thận
Trong trường hợp trẻ nhỏ, bác sĩ có thể kiểm tra chức năng thận để đảm bảo rằng không có các biến chứng nghiêm trọng như viêm cầu thận.
5. Chụp ảnh điện tử họng
Trong một số trường hợp, chụp ảnh điện tử họng có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của bệnh.
III. Các biến chứng của viêm amidan nếu không được điều trị sớm
Nếu thấy các dấu hiệu nhận biết viêm amidan nhưng người bệnh chủ quan không đi khám và điều trị mà để bệnh tự khỏi thì bệnh có thể phát triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng thường gặp của viêm amidan bao gồm:
Áp xe amidan và áp xe quanh amidan: Khi viêm amidan không tự khỏi hoặc không được điều trị đúng cách, có thể gây ra biến chứng áp xe amidan hoặc áp xe quanh amidan. Áp xe thường tụ mủ, gây đau và có thể làm tăng kích thước, gây khó nuốt và khó thở. Nếu không được xử lý kịp thời, áp xe có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và đòi hỏi can thiệp phẫu thuật.
Viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim cấp: Nếu tác nhân gây viêm amidan là liên cầu tan máu beta nhóm A (GABHS), có thể xuất hiện các biến chứng nặng nề như viêm cầu thận cấp, thấp khớp hoặc thấp tim.
Những triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, đau khớp và có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tâm như tim và thận. Những biến chứng này đòi hỏi sự can thiệp y tế nhanh chóng và điều trị phức tạp để ngăn chặn sự tiến triển và giảm nguy cơ tổn thương cơ quan nội tâm.
Sốt cao và co giật ở trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ mắc bệnh viêm amidan do vi khuẩn có thể phát sốt cao và trong trường hợp nặng có thể gây co giật. Nếu không được điều trị kịp thời, sốt cao và co giật có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của trẻ, đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức.
IV. Học cách điều trị viêm amidan tại nhà
Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm amidan tại nhà, bạn có thể chủ động thực hiện các biện pháp sau:
Nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hồi phục và tập trung vào việc chống lại nhiễm trùng. Việc này sẽ giúp giảm áp lực lên amidan, giảm mệt mỏi và hỗ trợ quá trình chữa trị.
Uống nhiều nước ấm cũng là một cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau và giữ cho amidan được ẩm, không bị nóng rát.
Khi thấy các dấu hiệu nhận biết viêm amidan, bạn nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối giúp giảm vi khuẩn và làm sạch amidan.
Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí, đặc biệt hữu ích khi không khí quá khô, giúp giảm kích thích và giúp cải thiện môi trường cho việc hồi phục.
Nếu bị đau nhức, khó chịu, người bị viêm amidan có thể sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để giảm triệu chứng không thoải mái và tăng cường sức khỏe.
Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh viêm amidan hoặc đặt lịch khám các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới phòng khám tai mũi họng Bạch Mai. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng Bạch mai sẽ tư vấn nhiệt tình, chu đáo và hỗ trợ tận tình, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Xem thêm: Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không
Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm amidan ở trẻ