Cắt thắng lưỡi là một phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau quá trình phẫu thuật, cha mẹ cần học cách chăm sóc bé sau khi cắt thắng lưỡi đúng đắn và tận tâm để đảm bảo sự hồi phục thuận lợi và giảm thiểu rủi ro mọi vấn đề sau cắt thắng lưỡi. Cùng phòng khám tai mũi họng Bạch Mai tìm hiểu về cách chăm sóc bé sau khi thực hiện phương pháp cắt thắng lưỡi để đảm bảo bé yên tâm và phục hồi nhanh chóng.
I. Tìm hiểu về bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ
Theo thống kê, khoảng 4 – 5% trẻ sơ sinh mắc tật dính thắng lưỡi, một dạng dị tật bẩm sinh khá phổ biến. Tình trạng này thường được phát hiện ngay trong tháng đầu sau khi trẻ được kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng.
Trong một số trường hợp, tình trạng dính thắng lưỡi chỉ được nhận biết khi cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu như trẻ khó khăn khi bú, khó phát âm hoặc sự chậm lớn về cân nặng.
Dính thắng lưỡi có thể được phân loại thành hai mức độ chính:
Dính thắng lưỡi nhiều ( dính thắng lưỡi hoàn toàn): Dính thắng lưỡi ở mức độ cao, khiến lưỡi của trẻ không thể di chuyển tự do và hoàn toàn bám sát lên nền miệng.
Dính thắng lưỡi nhẹ ( dính thắng lưỡi một phần): Dính thắng lưỡi chỉ ở mức độ nhẹ, một phần của lưỡi có thể di chuyển nhưng có thể có những vùng bám dính.
Việc đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ về mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp trẻ vượt qua tình trạng này một cách hiệu quả.
II. Vì sao cần cắt thắng lưỡi ở trẻ
Tuy dính thắng lưỡi không phải là một dạng dị tật bẩm sinh nguy hiểm, nhưng nếu không được xử trí kịp thời, nó có thể tạo ra một số ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe và phát triển của trẻ.
-
Ảnh hưởng đến thể chất
Thắng lưỡi có thể gây ảnh hưởng đến khả năng bú và nuốt của trẻ, tạo điều kiện khó khăn trong quá trình ăn uống. Điều này có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn và làm chậm quá trình phát triển so với các bạn đồng trang lứa.
-
Ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ
Trong giai đoạn tập nói, tật dính thắng lưỡi có thể tạo khó khăn trong việc phát âm, làm cho việc nói trở nên ngọng và chậm phát triển ngôn ngữ.
-
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng miệng
Dính thắng lưỡi có thể làm thay đổi vị trí của răng cửa ở hàm dưới, tạo ra sự nghiêng và xô lệch. Khi trẻ lớn lên sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng miệng và có thể tạo khó khăn cho quá trình nói.
Vì vậy, cắt thắng lưỡi là một biện pháp hiệu quả giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này và đảm bảo sự phát triển toàn diện của sức khỏe và ngôn ngữ.
III. Các phương pháp điều trị dính thắng lưỡi
Hiện nay, phương pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ là thông qua việc thực hiện phẫu thuật cắt dây thắng lưỡi. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá mức độ dính thắng lưỡi của trẻ để xác định liệu pháp can thiệp cụ thể.
Với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Đầu trẻ được giữ cố định và được bôi hoặc tiêm thuốc tê. Bác sĩ sử dụng dao điện để cắt thắng lưỡi. Quá trình này thường diễn ra nhanh chóng và trẻ có thể bú ngay sau khi hoàn tất thủ thuật.
Với trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi: Trẻ có thể được gây tê hoặc mê hoặc dùng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Bác sĩ sử dụng máy cắt đốt hoặc dao mổ để cắt thắng lưỡi, sau đó khâu lại và chờ vết thương lành sau vài tuần.
Việc cắt thắng lưỡi diễn ra rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5 – 10 phút. Trẻ chảy máu rất ít hoặc không chảy máu. Sau khi thực hiện thủ thuật, trẻ có thể ra viện ngay và bú ngực bình thường.
Mặc dù thủ thuật cắt thắng lưỡi đơn giản nhưng vẫn có thể xuất hiện một số rủi ro như:
- Chảy máu tại vết cắt thắng lưỡi.
- Nguy cơ nhiễm trùng ở vết cắt thắng lưỡi.
- Tái dính thắng lưỡi có thể xảy ra nếu phần dính không được cắt hết.
Vì vậy, cha mẹ nên tìm đến những phòng khám tai mũi họng uy tín để thực hiện việc cắt thắng lưỡi cho trẻ, đồng thời biết cách chăm sóc bé sau khi cắt thắng lưỡi đúng đắn và cẩn thận.
IV. Hướng dẫn cách chăm sóc bé sau khi cắt thắng lưỡi
Sau quá trình phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ, việc học cách chăm sóc bé sau khi cắt thắng lưỡi sẽ giúp quá trình lành vết thương diễn ra thuận lợi. Một số hướng dẫn cụ thể mà các bậc phụ huynh nên tuân thủ:
Quan sát trẻ để đảm bảo trẻ không ngậm hoặc cắn các vật cứng có thể làm tổn thương vùng cắt. Hạn chế trẻ sờ, chạm vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng.
Đối với trẻ nhỏ, ưu tiên việc bú mẹ hoặc ăn thức ăn mềm, lỏng và nguội. Trẻ lớn hơn nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, tránh thức ăn có vị chua, cay hoặc nóng.
Khi vết thương đã lành, hướng dẫn trẻ tập vận động lưỡi như uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng di động của lưỡi.
Hãy giúp trẻ vệ sinh miệng sau mỗi bữa ăn và sau khi tập vận động lưỡi. Uống nhiều nước cũng là một cách tốt để giữ miệng sạch sẽ.
Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề hay thắc mắc nào liên quan đến quá trình chăm sóc sau phẫu thuật, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Những cách chăm sóc bé sau khi cắt thắng lưỡi trên sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc trẻ sau khi thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Đồng thời, nếu có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới phòng khám tai mũi họng Bạch mai để nhận sự hỗ trợ và tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế.
Xem thêm: Dính lưỡi thắng ở trẻ em