Viêm họng là một trong những bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trong những giai đoạn chuyển mùa khi thời tiết thay đổi. Ngoài việc tìm hiểu về các phương pháp điều trị, nhiều người cũng quan tâm đến việc viêm họng nên ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ quá trình hồi phục bệnh viêm họng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết để bạn có thể xây dựng một chế độ ăn hợp lý nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe khi mắc bệnh viêm họng.
I. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm họng là gì?
Hiểu được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm họng sẽ giúp chúng ta biết được viêm họng nên ăn gì và không ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng
Nguyên nhân dẫn đến viêm họng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn: Khoảng 80% các trường hợp viêm họng do nhiễm trùng từ virus hoặc vi khuẩn, như Streptococcus pyogenes, virus cúm A, cúm B, v.v.
Tiếp xúc với chất kích ứng: Môi trường chứa bụi bẩn, khói thuốc lá, hóa chất và các chất kích ứng khác có thể gây kích thích và dẫn đến viêm họng.
Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ hoặc thời tiết hanh khô, lạnh cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến viêm họng.
Bệnh lý: Các bệnh lý khác nhau như trào ngược dạ dày thực quản, tồn tại khối u trong cổ họng, HIV, có thể gây ra viêm họng.
2. Triệu chứng của bệnh viêm họng
Triệu chứng của viêm họng thường rất dễ nhận biết bao gồm: đau họng, khó nuốt, sưng họng, ho có đờm hoặc ho khan, có thể đi kèm với sốt và cảm lạnh nếu viêm họng là do nhiễm trùng.
Đối với những trường hợp cơ thể có sức đề kháng tốt, viêm họng thường tự khỏi sau một thời gian mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị phức tạp. Người bệnh chỉ cần chú ý uống nhiều nước, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích ứng và thực hiện nghỉ ngơi đều đặn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh viêm họng không thể tự khỏi, kéo dài hơn chục ngày, người bệnh nên đến phòng khám tai mũi họng Bạch Mai để được chẩn đoán và điều trị.
II. Viêm họng nên ăn gì?
Tham khảo ngay những lời khuyên về chế độ ăn uống khi bị viêm họng mà Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng Bạch Mai chia sẻ dưới đây. Chế độ ăn uống này có thể giúp giảm triệu chứng và làm dịu cổ họng khi bạn đang phải đối mặt với viêm họng.
Nước ấm: Uống nước ấm có thể giảm sưng và đau họng. Thêm một ít mật ong hoặc chanh vào nước ấm có thể giúp làm dịu cổ họng. Ngoài ra người bệnh nên chú ý uống đủ nước, ưu tiên nước lọc và nước ép từ rau củ quả.
Hạn chế sử dụng đường và đá khi uống để tránh kích thích thêm cổ họng. Uống nhiều nước giúp duy trì ẩm cho cổ họng, làm dịu cảm giác khô và đau.
Thức ăn dễ nuốt: Viêm họng nên ăn gì? Chúng ta nên lựa chọn thực phẩm mềm và dễ nuốt như súp, cháo để giảm ma sát và giảm cảm giác đau rát khi nuốt.
Thức ăn giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả, và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp làm dịu họng và cải thiện quá trình tiêu hóa. Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, protein, và tinh bột để thúc đẩy quá trình lành tổn thương ở cổ họng và tăng cường sức đề kháng.
III. Viêm họng không nên ăn gì?
Ngoài chú ý tới việc viêm họng nên ăn gì, chúng ta cũng cần biết tới những thức ăn và đồ uống nên kiêng khi bị viêm họng, giúp cho thời gian hồi phục bệnh được nhanh hơn.
Thức ăn cay, nóng và nhiều dầu mỡ: Hạn chế thức ăn cay, nóng và thức ăn nhiều dầu mỡ, vì chúng có thể kích thích niêm mạc họng, gây sưng tấy và đau rát. Nên chọn thực phẩm sau khi đã để nguội để tránh làm tổn thương họng đang viêm.
Thức ăn khô và cứng: Tránh thức ăn cứng như bánh mì giòn, bánh quy, ngô, khoai chiên, vì chúng có thể làm tăng cảm giác đau rát và làm tổn thương họng.
Thức ăn và đồ uống lạnh: Hạn chế thức ăn và đồ uống lạnh, vì chúng có thể làm tăng sự ngứa và khó chịu trong họng. Đặc biệt tránh uống đá và ăn kem khi họng bị viêm.
Thức ăn chua: Tránh thức ăn chua như cam chanh, xoài cóc và các loại thức ăn muối chua, vì chúng có thể kích thích họng và làm tăng đau rát.
Rượu, bia và thuốc lá: Hạn chế hoặc tránh hút thuốc lá và tiêu thụ rượu, bia, đồ uống có cồn, cà phê, nước có gas, vì chúng có thể làm tổn thương niêm mạc họng và gây mất nước, làm tăng tình trạng viêm.
Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, đến ngay phòng khám tai mũi họng Bạch Mai để được thăm khám và kiểm tra. Không tự y áp dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hãy liên hệ Hotline 0915.121.502 để được tư vấn và hỗ trợ về thông tin và các dịch vụ y tế.
Xem thêm: Viêm mũi họng ở trẻ em