Để bảo vệ sức khỏe của tai, mũi, họng, việc rửa chân tay trước khi ăn, duy trì vệ sinh tai mũi họng hay giữ gìn sạch sẽ không gian sống là những biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lớn trong việc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm đúng, có rất nhiều những sai lầm khi vệ sinh tai mũi họng khiến làm tổn thương những cơ quan này. Vậy đó là những sai lầm nào? Hãy cùng khám phá ngay dưới đây.
1. Ngoáy mũi thường xuyên
Ngoáy mũi thường xuyên là một thói quen không tốt mà nhiều người mắc phải. Đặc biệt là những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Đôi khi nó trở thành một thói quen không kiểm soát được.
Thói quen này có thể gây tổn thương đáng kể cho niêm mạc vách mũi. Niêm mạc vách mũi là một lớp mô mỏng và nhạy cảm, đóng vai trò quan trọng trong việc sưởi ẩm và làm ấm không khí khi hít vào. Ngoáy mũi thường xuyên còn có thể làm tổn thương điểm mạch máu ở phần trước vách mũi. Nếu ngoáy mũi hay móc mũi một cách quá mạnh có thể dẫn đến chảy máu cam.
Để bảo vệ niêm mạc vách mũi và tránh tình trạng chảy máu cam không mong muốn, chúng ta cần tránh một trong những sai lầm khi vệ sinh tai mũi họng này.
2. Nhổ lông mũi – một trong những sai lầm khi vệ sinh tai mũi họng
Lông mũi có tác dụng giữ lại các hạt bụi trong không khí khi hít vào, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp khỏi bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại. Vì vậy, nhổ lông mũi là một hành động không tốt có thể ảnh hưởng đến chức năng tự nhiên của lông mũi. Nhổ lông mũi từ gốc còn có thể dễ dàng gây tổn thương cho niêm mạc mũi và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Thay vì nhổ lông mũi, bạn có thể dùng kéo khéo léo cắt gọn bớt phần lông mũi. Việc này sẽ an toàn và thẩm mỹ hơn so với nhổ lông mũi. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý sử dụng công cụ cắt lông mũi chất lượng để tránh gây tổn thương không mong muốn cho mũi.
3. Rửa mũi quá thường xuyên
Nếu mũi không có dấu hiệu bệnh, bạn không nên nhỏ mũi hoặc xịt mũi quá thường xuyên. Bởi việc này sẽ làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ mũi. Lớp chất nhầy trên niêm mạc mũi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn, phấn hoa….
Vì vậy, chúng ta chỉ nên vệ sinh mũi khi có triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp và việc này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.
4. Ngoáy tai bằng tăm bông
Một trong những sai lầm thường gặp khi vệ sinh tai, mũi, họng mà nhiều người mắc phải nhất đó là ngoáy tai bằng tăm bông. Thói quen vệ sinh tai này có thể gây tổn thương cho ống tai ngoài. Vì vậy, thay vì sử dụng tăm bông, chúng ta nên sử dụng khăn để nhẹ nhàng lau khô tai. Việc này giúp giữ ẩm cho ống tai và tránh được nguy cơ tổn thương do thói quen ngoáy tai thường xuyên.
5. Lấy ráy tai không đúng cách
Việc lấy ráy tai không đúng cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho tai. Nếu sử dụng dụng cụ lấy ráy tai không chuẩn, đặc biệt là những dụng cụ làm từ kim loại cứng có móc và sắc thì có thể gây tổn thương cho niêm mạc mỏng của ống tai. Rủi ro bao gồm trầy xước, viêm nhiễm, và chảy máu.
Những dụng cụ lấy ráy tai này cũng không được khử trùng, tăng khả năng nhiễm trùng khi sử dụng chung với nhiều người, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm qua máu.
Hơn nữa, việc tự lấy ráy tai có thể đẩy cục ráy sâu hơn trong tai và động tác thô bạo có thể dẫn đến thủng màng nhĩ.
6. Súc miệng thay vì súc họng
Khi có chỉ định vệ sinh họng bằng các dung dịch sát trùng để điều trị chứng viêm tại chỗ, chúng ta thường hiểu lầm việc sử dụng dung dịch này để súc miệng thay vì súc họng.
Sự nhầm lẫn thường xuất phát từ việc chỉ ngậm và di chuyển dung dịch trong khoang miệng, từ bên này sang bên kia, sau đó nhổ ra mà không thực hiện động tác ngửa cổ và kêu a..a..a.
Chỉ khi thực hiện động tác này, dung dịch mới có thể tiếp xúc và sát trùng được khoang họng một cách hiệu quả. Việc súc miệng không thực sự giúp đạt được mục tiêu vệ sinh và sát trùng cần thiết cho quá trình điều trị.
7. Tự pha nước muối tại nhà
Tự pha nước muối tại nhà để súc họng là một trong những sai lầm khi vệ sinh tai mũi họng phổ biến. Bởi dung dịch này cần phải có nồng độ muối phù hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Thường dung dịch nước muối sinh lý có nồng độ muối là 0.9%, tức là trong mỗi 100 ml dung dịch có chứa 0.9 gram muối. Tuy nhiên, khi tự pha nước muối tại nhà, rất khó để đạt được chính xác nồng độ này.
Dung dịch tự pha thường có thể mặn hơn nước muối sinh lý và do đó có thể không mang lại lợi ích như mong đợi, thậm chí có thể gây tổn thương cho niêm mạc họng. Vì vậy, thay vì tự pha nước muối tại nhà, chúng ta nên sử dụng nước muối sinh lý được bán tại các hiệu thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc súc họng.
8. Mua nước súc miệng được quảng cáo
Nhiều người ưa thích các loại sản phẩm quảng cáo có tính sát trùng, hơi thở thơm mát tuy nhiên chúng ta nên lưu ý khi sử dụng chúng quá thường xuyên. Vì đa số các dung dịch này có chứa độ cồn cao và các chất phụ gia có thể không phù hợp với sinh lý của niêm mạc họng và miệng.
Việc sử dụng dung dịch có hương thơm và vị cay mát một cách quá mức và thường xuyên có thể dẫn đến những biến đổi mạn tính của niêm mạc, tăng nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, nếu dung dịch chứa độ cồn cao, việc sử dụng lâu dài có thể liên quan đến sự gia tăng nguy cơ ung thư tại chỗ.
Do đó, việc sử dụng các sản phẩm này cần được kiểm soát và hạn chế để tránh gặp phải những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc lo ngại nào về sức khỏe, việc thảo luận với bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.
Trên đây là những sai lầm khi vệ sinh tai mũi họng mà bạn cần tránh. Để biết cách vệ sinh tai, mũi, họng đúng, hãy tham khảo bài viết trên website taimuihongbachmai.com hoặc liên hệ tới phòng khám tai mũi họng Bạch mai. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn nhanh chóng, giúp bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ tai, mũi, họng của mình.
Xem thêm: Vệ sinh tai mũi họng đúng cách