Khi mắc phải viêm tai giữa, bước đầu tiên trong quá trình điều trị là kiểm soát nhiễm trùng bằng cách loại bỏ hoàn toàn các dịch tiết trong tai giữa như chất nhầy, mủ,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh tai một cách đúng và hiệu quả, nhất là vệ sinh viêm tai cho trẻ nhỏ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cách vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ em.
I. Một số lưu ý cần tránh khi vệ sinh viêm tai giữa
1. Tự ý dùng thuốc nhỏ tại nhà
Rất nhiều phụ huynh khi thấy con mắc phải chảy dịch tai thường tự ý dùng thuốc kháng sinh nghiền ra và rắc vào tai của trẻ. Điều này là hoàn toàn không đúng vì thuốc được sử dụng với mục đích không đúng và có nguy cơ gây bít tắc và lưu dịch nặng hơn. Thuốc kháng sinh cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, đúng cách và mục đích điều trị.
Việc tự ý nghiền và rắc bột thuốc có thể làm cho bệnh nặng hơn, có thể gây ra các biến chứng như viêm tai xương chũm và thậm chí là viêm màng não ở trẻ em.
Ngoài ra, có thể sử dụng oxy già (6-10 đơn vị) nhỏ vào tai nhưng cần tránh lạm dụng. Việc sử dụng quá nhiều oxy già có thể làm bóng lớp biểu bì bảo vệ ống tai, dẫn đến tổn thương và lành lâu hơn
2. Thực hiện vệ sinh viêm tai giữa chưa đúng cách
- Sử dụng dụng cụ không hợp vệ sinh để ngoáy tai cho trẻ, như vật ngoáy tai bằng kim loại. Loại dụng cụ này cứng và có thể gây đau cho trẻ mà còn không đảm bảo vệ sinh, dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào tai, gây nhiễm trùng.
- Cố gắng dùng bông ngoáy sâu vào tai của trẻ để hút dịch và lấy ráy tai. Đấy là lỗi sai thứ hai khi vệ sinh cho bé bởi việc này có thể làm tổn thương màng nhĩ của trẻ.
- Thủng màng nhĩ là một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra nếu sử dụng bông ngoáy quá sâu, cũng như có nguy cơ đẩy các dịch tai và mủ tai vào sâu hơn trong tai, gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng.
3. Không chú trọng vào vệ sinh mũi họng
Việc bảo vệ sức khỏe tai mũi họng là rất quan trọng vì đây là một hệ thống liên kết với nhau. Nếu một bộ phận bị tổn thương, có thể ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác.
Khi trẻ mắc viêm tai giữa, việc hướng dẫn trẻ súc họng và nhỏ mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý là cần thiết.
Đối với việc sử dụng dụng cụ hút mũi, bố mẹ cần nhẹ nhàng và không lạm dụng quá nhiều. Việc hút mạnh và thường xuyên có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Bên cạnh đó, cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và tay sau khi hút mũi cho trẻ.
4. Tâm lý chủ quan viêm tai không phải là bệnh nặng, không cần nhập viện
Viêm tai giữa không phải là bệnh nguy hiểm, và đa số các trường hợp cấp tính có thể khỏi hoàn toàn nếu được vệ sinh và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc chăm sóc tốt nhất và an toàn nhất vẫn là khám và được hướng dẫn bởi bác sĩ để đảm bảo điều trị đúng phương pháp.
Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, viêm tai giữa cấp có thể tiến triển thành viêm tai giữa mãn tính và dẫn đến nguy cơ các biến chứng nguy hiểm. Sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn và virus có thể làm tổn thương màng nhĩ lan rộng và dẫn đến hoại tử các bộ phận trong tai giữa nhanh chóng.
II. Cách vệ sinh viêm tai giữa đúng cách
1. Sử dụng nước muối sinh lý
Để vệ sinh tai của trẻ bằng nước muối sinh lý, có thể áp dụng các bước sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Sử dụng khăn mềm để lau nhẹ xung quanh vành tai và ống tai ngoài của trẻ. Không nên cố gắng ngoáy sâu vào bên trong tai vì điều này có thể làm đau và gây tổn thương.
- Sử dụng gạc y tế hoặc tăm bông sạch, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý và lau nhẹ ở ống tai để thấm hút dịch. Việc này nên thực hiện khi trẻ đang ngủ để tránh trẻ quấy khóc và không hợp tác, từ đó gây tổn thương cho tai.
- Sau khi sử dụng nước muối sinh lý để lau tai, dùng tăm bông khô lau lại một lượt để giữ cho tai luôn khô sạch. Giúp ngăn ngừa nước tiếp tục vào tai, tránh cho vi khuẩn có môi trường để phát triển và gây viêm nhiễm nặng hơn.
2. Vệ sinh mũi họng sạch sẽ
Cho trẻ súc họng và nhỏ mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý là một biện pháp hữu ích để giữ vệ sinh và ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn từ vùng mũi họng sang vùng tai, bởi vì có ống thông giữa hai vùng này. Tuy nhiên, khi sử dụng dụng cụ hút mũi để vệ sinh tai cho trẻ khi bị viêm tai giữa, phụ huynh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nhẹ nhàng và không lạm dụng quá nhiều khi sử dụng dụng cụ hút mũi. Không nên hút mạnh và thường xuyên bởi nó có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, gây khó chịu và có thể gây nhiễm trùng.
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và tay sau mỗi lần hút mũi cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh lây lan.
- Đảm bảo dụng cụ hút mũi được làm từ vật liệu an toàn và được vệ sinh thường xuyên để tránh lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe của trẻ.
3. Xì mũi đúng cách
Cách xì mũi bằng cách bịt cả hai lỗ mũi và xì mạnh để đẩy dịch mũi ra là không nên áp dụng. Bởi vì mũi và tai có cấu trúc thông nhau qua vòi nhĩ, áp lực mạnh như vậy có thể đẩy nước mũi và các tác nhân gây bệnh vào tai, gây ra biến chứng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm tai giữa. Trong trường hợp này phụ huynh có thể thực hiện như sau:
- Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi để loãng dịch mũi, giúp dễ dàng xì mũi hơn.
- Dùng tay bịt một lỗ mũi và xì dịch mũi ra từ lỗ mũi còn lại một cách nhẹ nhàng. Việc này giúp giảm áp lực và ngăn chặn nước mũi và tác nhân gây bệnh từ đi vào tai.
- Nên xì mũi khi cảm thấy hai hốc mũi thông thoáng để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Cách vệ sinh viêm tai giữa cho bé cũng như những lưu ý cần tránh khi vệ sinh được tai mũi họng Bạch Mai chia sẻ với các bạn. Trẻ em thường rất nhạy cảm cho nên cần phải chú ý, cẩn thận hơn khi mắc phải. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bạn nên đến ngay cơ sở để thăm khám hoặc được tư vấn, đặt lịch liên hệ 0915 121 502 ghé phòng khám tai mũi họng Bạch Mai để được hỗ trợ nhanh chóng.